-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
TÌM HIỂU VỀ KẼM
21/08/2024
Ai cũng biết, thiếu sắt thì gây thiếu máu, thiếu Canxi sẽ gây còi xương, lùn. Nhưng hỏi thiếu kẽm sẽ như thế nào thì không mấy người biết đến. Kẽm có nhiều chức năng sinh học quan trọng. Nhưng nhận thức về nguy cơ thiếu kẽm chưa được truyền thông đúng mực.
Vai trò của kẽm:
- Kích thích bé ăn ngon miệng.
- Cải thiện chiều cao và cân nặng cho bé thấp lùn suy dinh dưỡng.
- Tăng cường hệ miễn dịch, giúp bé chống lại các vi khuẩn gây bệnh.
- Ổn định hệ thần kinh, giúp bé ngủ ngon, cải thiện tình trạng quấy khóc ban đêm.
- Và nhất là những bé bị tiêu chảy, dùng nhiều kháng sinh cũng nên bổ sung thêm kẽm
Với trẻ con, thiếu kẽm sẽ là rào cản rất lớn cho quá trình phát triển của trẻ nhỏ với 9 biểu hiện sau:
- Trẻ thường biếng ăn, rối loạn giấc ngủ: ngủ không ngon giấc, khóc đêm.
- Trẻ hay bị mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp và tiêu hoá vì Kẽm có vai trò quan trọng với hệ miễn dịch vì nó kích thích sự phát triển các tế bào lympho B và lympho B, từ đó tạo một hệ thống phòng thủ giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh, tăng cường đề kháng và chống lại nhiễm trùng.
- Trẻ hay bị nhiệt miệng.
- Trẻ hay bị khô mắt, quáng gà.
- Trẻ bị ù tai, suy giảm thính giác
- Chậm phát triển chiều cao.
- Trên móng tay có các vệt trắng, móng tay dòn dễ gãy.
- Da khô, dày sừng.
- Tóc dễ rụng.
Người lớn thiếu kẽm: ăn không ngon miệng, tóc bị rung, khô, cứng, xơ xác. Móng tay giòn. Chức năng sinh sản suy yếu (ở nam giới) hay nổi mụn dạng viêm ở vùng cằm. Đặc biệt thiếu kẽm còn nguy cơ đến tiểu đường vì kẽm là thành phần không thể thiếu để sản xuất insulin- hormone có vai trò điều tiết lượng đường máu.
Kẽm không dự trữ lâu dài trong cơ thể do vậy cần đảm bảo có đủ kẽm trong chế độ ăn hàng ngày.
Các đối tượng có nguy cơ thiếu kẽm như trẻ kém ăn, chậm tăng cân, trẻ không được bú mẹ, trẻ sinh thiếu tháng nhẹ cân, phụ nữ có thai cần có các đợt uống kẽm vài tuần hoặc vài tháng để dự phòng. Nhu cầu kẽm ở trẻ em dưới 1 tuổi là khoảng 5mg/ ngày, ở trẻ em từ 1 - 10 tuổi là 10mg/ ngày.
Bổ sung kẽm như thế nào là hợp lý?
- Sử dụng các thực phẩm giàu kẽm như thức ăn từ động vật như cua bể, thịt bò, tôm, thịt, cá...
- Ngoài ra hàng năm mẹ nên bổ sung cho con theo định kỳ hàng năm thời gian bổ sung là 2-3 tháng.
Kẽm là khoáng chất vi lượng trong cơ thể, nhưng mang lại nhiều lợi ích vô cùng to lớn. Nuôi con Khỏe – Nhàn mẹ chú ý tới việc bổ sung vitamin và khoáng chất hàng năm cho con nhé.